CÀI ĐẶT
I. CÀI ĐẶT CHO HỆ THỐNG:
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > System > GPS. Bạn sẽ có 3 lựa chọn:
- GPS : thiết bị sẽ hoạt động dưới chế độ bình thường của hệ thống vệ tinh GPS
- GPS + GLONASS : bạn nên chọn chế độ này để máy có thể có độ chính xác cao hơn và bắt sóng vệ tinh nhanh hơn.
- Demo Mode: đã tắt chế độ thu sóng vệ tinh, máy sẽ chạy chế độ mô phỏng. Chỉ sử dụng chế độ này khi người dùng muốn thực tập với thiết bị.
- WASS/EGNOS: chọn ON
II. CÀI ĐẶT MÀN HÌNH:
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Display
1/ Backlight Timeout : cài đặt thời gian đèn màn hình sẽ tự động tắt, chế độ mặc định là 15 giây.
2/ Sreen Capture: chế độ chụp màn hình hiển thị.
3/ Colors: chọn chế độ màu.
III. CÀI ĐẶT ÂM THANH (Tone):
1/ Chọn Setup > Tones
2/ Chọn 1 loại tone mà bạn thích cho mỗi ứng dụng khác nhau.
IV. CÀI ĐẶT CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG:
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Units
1/ Distance and Speed: chọn Metric
2/ Elevation (Vertical Speed): chọn Meters (m/s)
3/ Depth: chọn Meters
4/ Pressure: chọn Millibars
V. CÀI ĐẶT THỜI GIAN:
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Time
1/ Time Format: chọn chế độ 12-hours hoặc 24-hours
2/ Time Zone: chọn Automatic, máy sẽ tự động chọn múi giờ phù hợp cho bạn
VI. CÀI ĐẶT HỆ TỌA ĐỘ & BẢN ĐỒ:
Từ màn hình Menu chính, chọn Setup > Position Format
- Chọn hddd’mm.mmm’ : nếu bạn muốn xem tọa độ dưới dạng độ, phút, giây.
- Chọn UTM UPS : nếu bạn muốn xem tọa độ dưới dạng mét
- Map Datum: chọn Indian Thailand hoặc WGS 84
* Ngoài ra, nếu bạn muốn cài đặt hệ tọa độ VN 2000, thao tác như sau:
Chọn Setup > Position Format > Map Datum > User Sau đó nhập các giá trị của DX, DY, DZ vào:
DX = - 00192, DY = - 00039, DZ = - 00111
Nhập xong các giá trị trên, nhấn phím Back để thoát ra ngoài
- Tiếp tục chọn Position Format > User Grid > UTM và nhập các giá trị dưới đây vào:
- False Easting : Đổi giá trị thành 500000.0m
- False Northing: Đổi giá trị thành 0.0m
- Scale: Đổi thành 0.9999
- Longitude Origin: nhập giá trị kinh tuyến trục của địa phương vào
Lưu ý: Nhớ chuyển chữ W thành E trước giá trị của kinh tuyến gốc.
CÁC THAO TÁC THƯỜNG SỬ DỤNG
I. ĐO VÀ LƯU LẠI MỘT TỌA ĐỘ ĐIỂM (Waypoint):
Máy có thể đo và lưu trữ 2000 tọa độ điểm với tên và biểu tượng tùy thích, có 3 cách đo khác nhau:
1/ Đo và lưu lại vị trí đang đặt máy:
Từ màn hình Menu chính, dùng phím Thumb Stick để di chuyển vệt sáng đến Mark Waypoint > Enter, máy sẽ tự động lưu lại tên của tọa độ điểm theo dạng số thứ tự từ 001 cho đến 2000 và biểu tượng mặc định là lá cờ.
- Nếu chấp nhận đặt tên và biểu tượng theo kiểu mặc định như trên, Chọn Done> Enter để lưu lại thông tin vào máy.
Ghi chú: Muốn đặt tên hoặc biểu tượng khác cho tọa độ điểm; ta vào hàng trên cùng của màn hình, bên trái là cột biểu tượng, bên phải là cột tên. Nhấn Enter vào từng cột ta sẽ có lần lượt danh sách biểu tượng, bảng chữ cái và số. Lựa chọn các chữ và số theo tên điểm mà ta muốn đặt, đặt tên xong chọn Done > Enter.
Tiếp theo, vào Note để ghi thông tin cho điểm. Chọn Done trong bảng chữ cái để kết thúc việc tạo thông tin.
Cuối cùng, chọn Done để lưu lại tất cả thông tin nói trên vào máy.
2/ Nhập một dữ liệu tọa độ vào máy:
Trước tiên, ghi tọa độ cần nhập ra giấy.
- Chọn Mark Waypoint > Enter
- Chọn Location > Enter. Máy sẽ hiện ra bảng số, bảng số này giúp chúng ta nhập các dữ liệu vào. Hàng trên là vĩ độ, hàng dưới là kinh độ.
- Nhập xong, chọn Done. Muốn xem điểm này trên bản đồ, chọn Map. Nếu không, nhấn phím Back để thoát khỏi màn hình này.
3/ Đo một tọa độ giả định:
Chức năng này dùng để đo tọa độ bất kỳ một điểm nào mà ta thấy trên màn hình bản đồ, hoặc ta nhìn thấy ngòai thực địa nhưng không thể đến ngay vị trí đó được (VD: nằm giữa ao, hồ hoặc địa hình hiểm trở,…) thao tác như sau:
- Chọn Map > Enter để đưa về màn hình bản đồ.
- Dùng phím Zoom để phóng to hay thu nhỏ bản đồ, sao cho thấy rõ và chính xác vị trí cần lưu.
- Dùng phím Thumb Stick để di chuyển con trỏ đến vị trí mà ta cần đo. Khi con trỏ di chuyển, trên đỉnh màn hình sẽ hiện ra tọa độ, khoảng cách và hướng đến điểm mà ta cần đo.
- Khi con trỏ đến vị trí ước lượng cần đo rồi nhấn phím Enter, trên màn hình sẽ hiện ra thông tin của điểm như: tọa độ, cao độ và khoảng cách.
- Nhấn phím Menu 1 lần, Chọn Save As Waypoint > Enter > OK để lưu tọa độ nói trên vào máy.
4/ Xóa một Waypoint:
- Chọn Waypoint Manager > Enter
- Từ danh sách waypoint, chọn 1 waypoint mà ta cần xóa , nhấn Enter
- Nhấn MENU 1 lần
- Chọn Delete > Yes
5/ Xóa tất cả Waypoint:
Bạn nên hết sức cẩn thận trước khi sử dụng lệnh này, một khi đã xóa hết dữ liệu thì không thể phục hồi lại được.
Chọn Setup > Reset > Delete All Waypoints > Yes
II. ĐO KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 ĐIỂM:
Khoảng cách này tất nhiên được tính theo đường chim bay, cách đo như sau:
1/ Đo khoảng cách giữa 2 điểm bất kỳ:
- Chọn Map > Enter để đưa về màn hình bản đồ.
- Dùng phím Zoom để tăng hay giãm tỷ lệ bản đồ sao cho 2 vị trí cần đo hiện ra trên màn hình.
- Dùng phím Thumb Stick di chuyển con trỏ đến vị trí thứ nhất.
- Nhấn Menu, chọn Measure Distance > Enter
- Tiếp tục dùng phím Thumb Stick di chuyển con trỏ đến vị trí thứ 2. Bạn sẽ thấy khoảng cách, hướng (so với điểm thứ nhất) cũng như tọa độ của điểm thứ 2 trên đỉnh của màn hình.
2/ Đo khoảng cách từ vị trí đặt máy đến 1 điểm bất kỳ:
Tương tự như cách đo trên nhưng thao tác đơn giản hơn:
- Chọn Map > Enter, nhấn Menu 1 lần, chọn Measure Distance > Enter
- Dùng phím Thumb Stick di chuyển con trỏ đền vị trí cần đo, ta sẽ thấy kết quả hiện ra trên màn hình.
* Ngoài ra, ta có thể xem khoảng cách từ vị trí hiện tại đến tất cả các Waypoint đã lưu trong máy. Chọn Waypoint Manager > Enter : ta sẽ thấy bên dưới mỗi Waypoint là khoảng cách cũng như hướng từ vị trí ta đang đứng đến Waypoint đó.
III. HÀNH TRÌNH (Route)
Hành trình là bao gồm một chuổi các tọa độ điểm mà nó dẫn bạn đi từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng. Thiết bị này có thể lưu được 200 hành trình, mỗi hành trình có thể đi qua được 250 điểm khác nhau.
1/ Thiết lập 1 hành trình: Chức năng này nói chung ít sử dụng trong thực tế.
Bước 1: Từ màn hình chính, chọn Route Planer > Create Route > Frist Point > Enter
Bước 2: Chọn điểm đầu tiên cho hành trình: chọn Waypoints, máy sẽ liệt kê tất cả những Wayponit đã lưu trong máy ra, bạn hãy chọn 1 waypoint rồi nhấn Enter
Bước 3: Chọn Use
Bước 4: Chọn Select Next Point
Bước 5: Lặp lại các bước 2 -4 cho đến điểm cuối của hành trình
Chú ý: hành trình phải bao gồm có ít nhất 2 điểm
Bước 6: Nhấn phím Back để thoát ra ngoài và lưu lại hành trình
2/ Đổi tên cho 1 hành trình:
Cũng giống như Waypoint, tên hành trình được lưu mặc định dưới dạng số tự nhiên. Tuy nhiên, ta có thể đặt tên lại cho nó nếu muốn.
- Từ Menu chính, chọn Route Planer
- Chọn hành trình mà ta cần đổi tên
- Chọn Change Name
- Nhập các chữ cái hoặc số để đặt tên mới cho hành trình
- Chọn Done
3/ Hiệu chỉnh 1 hành trình:
- Từ Menu chính, chọn Route Planer
- Chọn 1 hành trình mà ta cần hiệu chỉnh - Chọn Edit Route - Chọn các tùy chọn sau:
+ Review: chỉ các điểm trên bản đồ
+ Move Down(hoặc Up) : thay đổi thứ tự của điểm trong hành trình
+ Insert: thêm một điểm vào hành trình
+ Remove: lọai bỏ 1 điểm ra khỏi hành trình
4/ Xem lại 1 hành trình trên bản đồ:
- Từ menu chính, chọn Route Planer
- Chọn 1 hành trình mà ta cần xem
- Chọn View Map
5/ Xóa 1 hành trình:
- Từ Menu chính, chọn Route Planer
- Chọn 1 hành trình mà ta cần xóa
- Chọn Delete Route
IV. TRACK (Vết, đường đi)
Tất cả các thiết bị của Garmin GPS sẽ ghi lại vết (Track log) trong quá trình bạn di chuyển. Bạn có thể lưu lại những track này và sử dụng nó sau đó, thiết bị này có thể lưu lại 200 track.
1/ Quản lý Track Log:
Từ Menu chính, chọn Setup > Tracks > Tracks Log
- Chọn Record, Do Not Show hoặc Record, Show On Map
Nếu bạn chọn Record, Show On Map : Track của bạn sẽ hiện ra trên bản đồ
- Auto Archive: chọn When Full
- Color: chọn màu sắc hiển thị cho Track
2/ Xem Track hiện tại:
Track đang được ghi gọi là track hiện tại
- Từ màn hình chính, chọn Track Manager > Current Track - Chọn các tùy chọn sau:
+ Save Track : lưu lại tòan bộ track
+ View Map : hiển thị track trên bản đồ
+ Save Portion: cho phép bạn lưu lại một đọan nào đó của track
+ Evelation Plot : hiển thị biểu đồ cao độ cho track
+ Set Color: chọn màu sắc hiển thị cho track
3/ Reset Track hiện tại:
Nếu bạn cần xóa 1 track trên màn hình, bạn dùng lệnh Clear
Từ Menu chính, chọn Setup > Reset > Clear Current Track > Yes
Việc xóa những Track này không ảnh hưởng gì đến những Track đã lưu trong máy.
4/ Xóa 1 Track đã lưu trong máy:
- Từ Menu chính, chọn Track Manager
- Chọn track mà ta cần xóa, nhấn Enter
- Chọn Delete > Yes
CÁC MÀN HÌNH CHÍNH
Gồm các màn hình chính sau đây: màn hình vệ tinh, màn hình bản đồ, màn hình la bàn, màn hình Menu chính, màn hình Trip Computer, màn hình cao độ,….
I. MÀN HÌNH VỆ TINH ( Satellite):
Đây là màn hình đầu tiên bạn nên tham khảo xem máy có bắt được tín hiệu vệ tinh chưa trước khi sử dụng máy.
Từ màn hình chính, chọn Satellite > Enter
Những vòng tròn nhỏ kèm theo số chính là số vệ tinh đang xuất hiện trên bầu trời. Quan sát 2 vòng tròn chứa vệ tinh, những vệ tinh trên đỉnh đầu là những vệ tinh nằm trong hay nằm trên vòng tròn nhỏ. Còn những vệ tinh nằm trên vòng tròn lớn là những vệ tinh có vị trí nằm nghiêng 1 góc 45 độ về phía chân trời thường bị che khuất bởi địa hình nên khó bắt được tính hiệu.
Cột bên trái gồm có 3 hàng. Hàng trên cùng là tọa độ ta đang đứng, hàng giữa là sai số của GPS, tính hiệu của vệ tinh càng mạnh thì sai số càng nhỏ, sai số càng nhỏ thì việc đo đạc sẽ chính xác hơn. Hàng cuối cùng biểu thị cho cao độ so với mặt nước biển.
II. MÀN HÌNH BẢN ĐỒ (Map):
Ở màn hình bản đồ, biểu tượng ▲ sẽ tượng trưng cho vị trí của bạn trên bản đồ. Khi bạn di chuyển, vị trí của biểu tượng cũng di chuyển theo và vẽ nên một vệt (track log). Tên của tọa độ điểm (nếu có) và biểu tượng của nó cũng xuất hiện trên bản đồ.
* Cài đặt cho màn hình của bản đồ:
1/ Từ màn hình Menu chính, chọn Map > Enter
2/ Nhấn phím Menu 1 lần, chọn Setup Map > Enter
3/ Chọn 1 trong các tuỳ chọn sau:
Orientation
- Chọn North Up: sẽ hiển thị hướng bắc chuẩn, là hướng trên đỉnh của màn hình.
Khi bạn di chuyển, phần mũi nhọn của ▲ sẽ luôn chỉ về hướng bắc.
- Chọn Track Up: hiển thị hướng bạn đang di chuyển là hướng trên đỉnh màn hình, phần mũi nhọn của ▲ sẽ luôn chỉ về hướng bạn đang di chuyển. Guidance Text : chọn When Navigating
Ngoài ra, để cho dể quan sát ở chức năng dẫn đường; ta có thể gắn la bàn vào màn hình bản đồ, thao tác như sau:
- Chọn Setup > Map > Enter
- Chọn Data Fields > Dashboard > Compass > Enter
Để gỡ bỏ la bàn khỏi màn hình bản đồ:
Chọn Setup > Map > Datafields > 0 > Enter
III. MÀN HÌNH LA BÀN (Compass) :
Màn hình này thường dùng để dẫn đường. Khi bạn cần di chuyển đến 1 điểm nào đó, phần mũi nhọn của ▲ luôn luôn chỉ về hướng mà bạn cần đi đến, bất chấp hướng mà bạn đang di chuyển.
Nếu ta đi đúng hướng, ta sẽ thấy khoảng cách đến đích ngày càng nhỏ lại.
Cài đặt cho la bàn :
a/ Cài đặt cách hiển thị :
Từ màn hình Menu chính, chọn Compass > Enter. Nhấn phím Menu, sau đó chọn Setup Heading, chọn 1 trong 2 cách hiển thị :
- Directional Letters : đọc la bàn theo hướng ký tự N, S, E, W : bắc, nam, đông, tây.
- Numeric Degrees : đọc la bàn theo độ ( 0 độ - 359 độ)
b/ Cài đặt hướng bắc làm hướng chuẩn:
Chọn Compass > Enter
Nhấn phím Menu, chọn Setup Heading > North Reference > True
c/ Hiệu chỉnh la bàn điện tử:
Trong quá trình sử dụng nếu thấy la bàn trong máy lệch so với thực tế, ta nên hiệu chỉnh lại. Mặt khác, nên hiệu chỉnh la bàn điện tử sau khi bạn đã di chuyển 1 khoảng cách xa hoặc có trãi qua sự thay đổi nhiều về nhiệt độ (trên 11 đô C). Việc này ta nên làm ở ngoài trời và không nên đứng gần những vật có phát ra từ trường như xe hơi, đường dây điện,…. Thao tác như sau:
- Từ màn hình la bàn, nhấn phím Menu 1 lần
- Chọn Calibrate Compass > Start
- Sau đó, xoay thật chậm thiết bị theo chỉ dẫn minh họa trên màn hình
Nếu xuất hiện chữ “Calibration Failed” – quá trình hiệu chỉnh thất bại. Bạn phải nhấn Ok và làm lại từ đầu.
IV. MÀN HÌNH TRIP COMPUTER:
Ở màn hình này nó sẽ hiển thị tốc độ bạn đang di chuyển, tốc độ trung bình, tốc độ tối đa, chiều dài quảng đường thực tế mà bạn đã đi (không phải đường chim bay) và những thông số khác.
Những cài đặt riêng cho màn hình Trip Computer:
Từ màn hình Trip Computer, nhấn phím Menu:
- Chọn Reset > Reset Trip Data Timers, etc > Yes: đưa tất cả các giá trị ở màn hình này về zero. Khi bắt đầu một hành trình, để có những thong tin chính xác, bạn cần phải thực hiện thao tác này.
- Chọn Big Numbers: Thay đổi cỡ chữ hiển thị trên màn hình.
- Change Dashboard: Thay đổi hình nền và những thông tin hiển thị trên màn hình
V. MÀN HÌNH MẶT CẮT CAO ĐỘ (Elevation Plot)
Trên màn hình này giúp chúng ta xem lại mặt cắt ngang cao độ của đoạn đường ta đã đi qua.Trong đồ thị mặt cắt cao độ này, trục đứng biểu thị cho giá trị cao độ, trục ngang biểu thị cho độ dài đoạn đường đã đi qua.
1/ Hiệu chỉnh khí áp kế đo độ cao:
Bạn có thể hiệu chỉnh lại khí áp kế đo độ cao bằng phương pháp thủ công nếu bạn biết chính xác độ cao hoặc áp suất nơi mà bạn đang đứng. Máy sẽ căn cứ vào cột mốc chuẩn này để đo chính xác hơn các điểm về sau.
- Từ màn hình biểu đồ độ cao (Evelation Plot), nhấn phím Menu
- Chọn Calibrate Altimeter
- Chọn Yes nếu bạn biết cao độ. Chọn No, rồi Yes nếu bạn biết áp suất
Sau đó nhập các giá trị của cao độ và áp suất vào. Nhập xong nhấn OK
Chú ý: Đơn vị đo cao độ hoặc áp suất phải tương ứng với các đơn vị đo lường mà bạn đã chọn ở phần cài đặt.
2/ Những cài đặt khác cho màn hình cao độ:
Từ màn hình Elevation Plot, nhấn MENU 1 lần, chọn Change Plot Type > Enter
- Elevation/Time: Ghi lại sự thay đổi của cao độ theo thời gian
- Elevation/Distance: Ghi lại sự thay đổi của cao độ theo khỏang cách
- Barometric Pressure: ghi lại áp suất của khí áp kế theo thời gian
VI. MÀN HÌNH MENU CHÍNH :
Môt số công cụ khác trên màn hình Menu chính:
1/ Calendar : xem lịch, đồng thời xem được các dữ liệu của bạn như: waypoint, track, route được tạo ra vào vào thời điểm nào.
2/ Calculation : hiển thị 1 máy tính điện tử.
3/ Sun and Moon: cho biết thời gian mặt trời, mặt trăng mọc và lặn trong ngày tại vị trí mà bạn đặt máy.
4/ Alarm Clock: Xem ngày, giờ. Đồng thời có thể cài đặt cho máy tự khởi động tại 1 thời điểm nào đó và có tác dụng như 1 đồng hồ báo thức.
5/ Hunt and Fish: cho biết lịch vệ tinh tốt nhất trong ngày tại vị trí đặt máy. Trước khi đo đạc ngoài thực địa nên tham khảo chức năng này để biết thời điểm nào trong ngày sẽ có độ chính xác cao nhất.
6/ Proximity Alarms: chức năng này chủ yếu dùng để cảnh báo. Máy sẽ báo động khi ta đi vào phạm vi của một vùng nào đó do ta cài đặt trước. Vi dụ như bãi bom mìn, vùng ô nhiểm phóng xạ, dãy đá ngầm,…
Từ màn hình menu chính, chọn Proximity Alarms > Create Alarm > Enter
Trên màn hình sẽ xuất hiện các tùy chọn để làm tâm cho vùng cần cảnh báo. Thông thường ta dùng bản đồ (Use Map) hoặc tọa độ (Waypoints) .
Sau khi chọn xong điểm cần cảnh báo từ danh sách các waypoint hay trên bản đồ, tiếp tục chọn Use > Enter, sẽ xuất hiện màn hình như dưới đây:
Nhập bán kính cần cảnh báo, xong chọn Done > Enter
Chú ý: đơn vị tính mặc định ở đây là mile (1 mile = 1609 mét)
Có thể hiểu điểm mà bạn muốn cảnh báo là tâm của 1 vòng tròn, khoảng cách mà bạn muốn cài đặt là bán kính của vòng tròn. Khi ta đi vào phạm vi của vòng tròn đó, máy sẽ báo động.
7/ Man Overboard:
Khi đi thuyền trên sông, biển. Nếu chẳng may có người hoặc vật rơi xuống biển, sử dụng chức năng này để dẫn thuyền quay lại ngay nơi mà người hoặc vật rơi xuống.
Từ màn hình Menu chính, chọn Man Overboard > Start > Enter
Máy sẽ tự động chuyển sang chức năng dẫn đường, giúp tàu thuyền quay trở lại nơi mà người hoặc vật rơi xuống nước.
Nhấn vào đây ngay khi có người hoặc vật rơi khỏi tàu
8/ Share Wireless: chia sẽ dữ liệu:
Thiết bị của bạn có thể chia sẽ dữ liệu (Waypoints, Tracks, Routes,…) với những thiết bị
Garmin tương thích với nó trong khoảng cách 3m bằng công nghệ Wireless
- Từ màn hình Menu chính, chọn Share Wirelessly
- Chọn Send hoặc Receive
- Sau đó theo chỉ dẫn trên màn hình
CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH THƯỜNG SỬ DỤNG
I. CHỨC NĂNG DẪN ĐƯỜNG:
Đây là một trong các chức năng quan trọng nhất của GPS
1/ Dẫn đường đến 1 tọa độ điểm đã lưu trong máy:
- Từ màn hình Menu chính, chọn Where To? > Enter
- Chọn Waypoints
- Chọn 1 waypoint mà ta cần đi đến
- Chọn Go
Sau đó, bạn nên chuyển sang màn hình la bàn để máy dẫn bạn tới điểm cần đến. Ở màn hình này máy còn cho bạn biết khoảng cách, hướng di chuyển, tốc độ cũng như thời gian về đến đích. Khi đến nơi, máy bạn sẽ nghe 1 tiếng bíp và trên màn hình xuất hiện dòng chữ Arriving At «tên điểm»
Để dừng chức năng dẫn đường, bạn chọn trở lại Where To? > Stop Navigation
2/ Dẫn đường đi đến 1 tọa độ bất kỳ:
Máy có thể dẫn bạn đi đến bất kỳ điểm nào nếu bạn biết tọa độ của điểm đó. Từ màn hình Menu chính, chọn Where To? > Coordinate > Enter
Sẽ xuất hiện màn hình như dưới đây:
Nhập vào tọa độ cần đi đến
Nhập xong dữ liệu tọa độ vào, chọn Done > Enter. Máy sẽ tự động chuyển sang màn hình bản đồ và trên màn hình này ta sẽ thấy 1 đường thẳng nối liền từ vi trí ta đang đứng đến điểm cần đi đến.
2/ Dẫn đường theo 1 Track đã lưu trong máy:
- Chọn Where To ? > Enter
- Chọn Tracks
- Chọn 1 track mà ta cần đi
- Chọn Go
Nếu dẫn đường theo Track, bạn nên để máy ở màn hình bản đồ, đồng thời gắn thêm la bàn vào màn hình này để dể quan sát hơn.
3/ Dẫn đường theo 1 hành trình:
- Nhấn Where To? > Enter
- Chọn Routes
- Chọn 1 hành trình từ danh sách
- Chọn Go
Đầu tiên máy sẽ dẫn bạn đi đến điểm khởi hành của hành trình và sau đó đi theo thứ tự các điểm trong hành trình mà bạn đã thiết lập trước đó.
4/ Dẫn đường theo 1 hành trình ngược:
Bạn có thể đảo chiều của một hành trình, khi đó điểm khởi hành sẽ là điểm kết thúc của hành trình và thứ tự các điểm trong hành trình cũng được đổi theo tương ứng. Sử dụng chức năng này khi ta đã đi hết một hành trình và muốn trở về bằng con đường đã đi trước đó.
-Từ menu chính, chọn Route Planer
- Chọn 1 hành trình mà ta cần đi ngược
- Chọn Reverse Route
- Chọn lại hành trình 1 lần nữa
- Chọn View Map
- Chọn Go
Sau đó nên chuyển sang màn hình la bàn và đi theo hành trình đã đảo chiều.
II. CHỨC NĂNG ĐO DIỆN TÍCH MỘT KHU VỰC:
- Từ màn hình Menu chính, chọn Area Calculation > Start - Đi vòng quanh khu vực mà bạn muốn đo.
- Chọn Calculate khi bạn đi đến điểm cuối cùng (phải trùng với điểm xuất phát)
Diện tích khu vực sẽ hiện ra và bạn nên chọn Save Track để lưu lại Track này, đặt lại tên nếu muốn. Sau đó tiếp tục chọn Change Units để chọn đơn vị đo lường là mét vuông, Hecta, hay Kilomet vuông,…
Sau khi đo xong 1 khu vực nào đó, nên tắt máy và đến khu vực khác đo tiếp. Việc tắt máy sau mỗi lần đo giúp cho hình dáng các khu vực không dính liền nhau, máy sẽ cho ta thấy vị trí tổng thể và hình dáng từng khu vực riêng biệt.
Nếu không muốn tắt máy và để cho hình dáng 2 khu vực không dính liền với nhau, trước khi bắt đầu đo khu vực kế tiếp bạn nên dùng lệnh Clear Track:
Chọn Setup > Reset >Clear Current Track > Yes
Việc xóa Track này không ảnh hưởng gì tới những Track mà bạn đã lưu trước đó.
Để xem lại chu vi và diện tích của của một lô đất đã đo trước đó, thao tác như sau:
- Nhấn Menu 2 lần để có Menu chính
- Chọn Track Manager
- Chọn 1 Track từ danh sách mà bạn muốn xem
- Chọn View Map
- Nhấn phím Menu 1 lần.
- Chọn Review Track : chu vi và diện tích của lô đất sẽ hiện ra.
III. TRUYỀN DỮ LIỆU VÀO MÁY TÍNH:
Đối với dòng máy Oregon, 78 seri, 62 seri, eTrex 10-20-30 ….để truyền dữ liệu vào máy tính và đọc được trên Mapsource ta phài dùng kết hợp 2 phần mềm Garmin Mapsource và Garmin Basecamp:
Ghi Chú : Yêu cầu cấu hình máy tính phải :
- Windows XP Service Pack 3 hoặc mới hơn là bắt buộc.
- 2 GB bộ nhớ hệ thống được khuyến cáo.
- Muốn xem chế độ 3D, phải có card màn hình hỗ trợ OpenGL phiên bản 1.3 hoặc mới hơn là cần thiết.
1/ Cài đặt phần mềm Trip&Waypoint Manager từ đĩa CD:
- Cho đĩa vào máy tính phần mềm sẽ tự động cài đặt.
- Chọn Trip& Waypoint Manager
- Chọn next …
2/ Cài đặt phần mềm Garmin BaseCamp từ đĩa CD:
- Mở ổ đĩa CD .
- Chọn file BaseCamp
- Copy file BaseCamp vào ổ đĩa cần lưu.
3/ Các thao tác chuyển tải dữ liệu từ GPS sang máy tính:
- Mở GPS và nối máy GPS với máy tính bằng cáp USB.
- Mở phần mềm BaseCamp. Những dữ liệu như Waypoint, Track, Routes trong GPS sẽ tự động chuyển vào BaseCamp
(Hình minh họa)
- Để lưu lại: click phải vào All Data ->chọn Export -> chọn ổ đĩa cần lưu, đặt tên (trong ô file name), để lưu lại chọn Save (chọn đuôi file *.gpx)
(Hình minh họa)
- Muốn xem file đã lưu:
Mở file đã lưu trong ổ đĩa, máy tính sẽ tự động nhận dạng và khởi động MapSource. Khi đó tất cả dữ liệu Waypoints, Track , Routes sẽ hiển thị trong Mapsource :
Như vậy dữ liệu đưa vào máy tính và đọc được trên Mapsource.Từ đây dữ liệu có thể chuyển đổi thành file có đuôi là file *.dxf để chạy được trên các phần mềm như Mapinfo, Autocad ….
- Cách chuyển file có đuôi file dxf:
Trên Mapsource chọn File - >Chọn Save as ->Chọn ổ đĩa cần lưu (Save in) -> chọn tên file (File name) ->Chọn đuôi file * dxf (Save as type)-> Ok
4/ Chuyển đổi tọa độ file đo GPS cầm tay sang hệ VN2000 bằng phần mềm DPSurvey
1- Từ giao diện chính của phần mềm
Chọn thẻ Chuyển đổi trên thanh menu chính -> chọn WGS84 sang Vn2000 và ngược lại
Từ cửa sổ Tệp tọa độ tính chuyển -> Mở tệp -> Chọn file dữ liệu đã lưu trên máy ( hoặc đường dẫn trực tiếp đến file dữ liệu lưu trên GPS cầm tay)
• Chọn định dạng dữ liệu : Tệp GPS(*.GPX)
Dữ liệu GPS trên định vị mặc định đang để ở Hệ tọa đô WGS 1984
2- Chuyển đổi Hệ tọa độ WGS84 sang VN2000
Khi hiển thị bảng thông báo chọn Yes. Thành quả thu được là file tọa độ chứ hệ tọa độ gốc tính chuyển từ file *.GPX sang hệ tọa độ VN2000 mới
Lưu ý: Vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng và tháo pin ra khỏi máy nếu không sử dụng trong thời gian dài. Trong trường hợp bị hư hỏng liên hệ với nhà cung cấp được sửa chữa - bảo hành chính hãng, không nên tự ý tháo rời.
Máy đạt tiêu chuẩn chống thấm IPX7, có thể chịu được trong nước ở độ sâu 1 mét trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nên hạn chế tiếp xúc với nước. Nếu chẳng may làm rơi xuống nước nên lau khô trước khi đem bảo quản.